Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Anh kêu gọi phong trào Hamas cân nhắc đề xuất ngừng bắn 40 ngày
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Nghệ
Bí ẩn đằng sau 'Tháp Eiffel hụt' của London, Anh
Đâu đó bên dưới sân vận động quốc gia của Anh ở thị trấn Wembley, là nền móng của một tòa tháp mà đáng lẽ ra là công trình cao nhất của thủ đô London.

Lấy cảm hứng từ tháp Eiffel ở thủ đô Paris, Đại tháp London với chiều cao gần 365 mét, sẵn sàng vượt qua Eiffel. Tuy nhiên, công trình này lại chưa từng vượt qua giai đoạn xây dựng đầu tiên, được biết đến với tên gọi ‘London Stump’ (Gốc tháp London). Nó đã bị phá bỏ gần 120 năm trước, để lại một giấc mơ dang dở cùng những nền móng bê tông lớn được tái khám phá vào năm 2002, khi sân vận động hiện tại được xây dựng để thay thế một sân vận động cũ hơn.

Vậy điều gì đã xảy ra?

Tòa tháp này là sản phẩm trí tuệ của Edward Watkin, một chính trị gia người Anh và ông trùm đường sắt. Ông đã từng thất bại trong việc xây dựng một đường hầm dưới eo biển Manche, khoảng hơn 100 năm trước khi đường hầm hiện tại bắt đầu được xây dựng.

‘Càng lớn càng tốt’

Christopher Costelloe, một chuyên gia về kiến trúc thời Victoria và là người giám sát các tòa nhà lịch sử tại Tổ chức di sản lịch sử nước Anh cho biết: “Watkin là một doanh nhân bẩm sinh và ông ấy yêu những ý tưởng lớn - càng lớn càng tốt. Tôi nghĩ Watkin có xu hướng quá hào hứng với những ý tưởng của mình đến nỗi ông thường không nghĩ đến mức độ thực tế hoặc sự khả thi về mặt tài chính của công trình như thế nào”.

Tháp Eiffel ở Paris được khánh thành vào năm 1889, nhanh chóng trở thành một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng và chi phí xây dựng của nó đã nhanh chóng được hoàn lại sau vài tháng.

Cùng thời điểm đó, Watkin vẫn đang tìm cách thu hút nhiều hành khách hơn lên Đường sắt Metropolitan của mình - tuyến đường sắt sau này trở thành tuyến Metropolitan ở trạm tàu điện ngầm London.

Tuyến đường sắt này đi qua thị trấn Wembley, tiếp sau là một ngôi làng nông thôn phía tây bắc trung tâm thủ đô London, nơi Watkin đã mua đất để xây dựng một công viên giải trí: “Nó từng được coi là Disneyland thời đó, hoặc là sự kế thừa của những công viên giải trí đầu thế kỷ 19 như: Công viên Battersea ở London hoặc Công viên Tivoli ở Copenhagen”, Costelloe nói.

Còn gì có thể tuyệt hơn một tòa tháp cao hơn tháp Eiffel, với khả năng thu hút người dân London lên chuyến tàu Metropolitan để đến đó?

Watkin đã táo bạo đề nghị chính Gustave Eiffel thiết kế nó, nhưng kỹ sư người Pháp đã từ chối với lý do yêu nước. Kế hoạch B của ông là một cuộc thi thiết kế quốc tế, với giải nhất là 500 guineas, tương đương với số tiền ngày nay là 80.000 USD.

Tổng cộng Watkin đã nhận được 68 bài dự thi, nhưng không phải tất cả đều có tính thực tế. Một thiết kế cao hơn 600 mét với đoàn tàu chạy nửa chừng lên đến đỉnh, trên một tuyến đường sắt xoắn ốc. Một thiết kế khác giống như một ‘thuộc địa trên không’ với khu vườn trên cao, bảo tàng và phòng trưng bày, cũng như bản sao của Kim tự tháp trên đỉnh.

Tuy nhiên, hầu hết các bản thảo đều phù hợp với thẩm mỹ của tháp Eiffel, và một trong số đó được Watkin lựa chọn là người chiến thắng, do các kiến trúc sư Stewart, McLaren và Dunn ở London đệ trình.

Costelloe cho biết: “Thiết kế giành chiến thắng là một phiên bản tháp Eiffel mảnh mai hơn. Với độ cao 365 mét, tòa tháp này cũng cao hơn khoảng 53 mét so với phiên bản ở Paris, và nghiễm nhiên trở thành tòa nhà cao nhất thế giới vào thời điểm đó.

Một địa điểm không phổ biến

Tất cả các thiết kế đã được thu thập trong một danh mục xuất bản năm 1890, mô tả chi tiết dự án và tiết lộ rằng tháp London sẽ ‘rộng rãi hơn nhiều’ so với tháp Eiffel và bao gồm cả nhà hàng, nhà hát, cửa hàng, phòng tắm kiểu Thổ Nhĩ Kỳ, lối đi dạo, khu vườn mùa đông và nhiều trò giải trí khác, tất cả đều có thể tới được thông qua một phát minh gần đây, thang máy điện. Bên cạnh đó sẽ có một đài quan sát với tầm nhìn toàn cảnh và quan sát thiên văn nhờ ‘độ tinh khiết không khí’ chỉ có thể được tìm thấy ở một độ cao khổng lồ.

Tuy nhiên, sau sự phô trương ban đầu, thiết kế được đề xuất đã được thu nhỏ lại để giảm chi phí khi xây dựng và chân tháp được giảm từ 8 xuống còn 4 chân so với ban đầu, bằng với số lượng của tháp Eiffel.

Việc xây dựng bắt đầu tiến hành vào năm 1892, và nền móng đầu tiên - cao khoảng 45 mét - đã hoàn thành ba năm sau đó. Công viên Wembley đã mở cửa vào năm 1891 và đạt được thành công nhất định, nhưng tòa tháp vẫn còn một chặng đường dài phía trước - và đương nhiên có điều gì đó không ổn.

“Khi họ đến giai đoạn đầu tiên, rõ ràng là tòa tháp đang bị sụt lún. Không đến nỗi không thể sử dụng được, nhưng họ chắc chắn nhận ra rằng họ sẽ gặp vấn đề lớn nếu tiếp tục xây dựng lên cao hơn”, Costelloe nói.

Ông cũng nhấn mạnh: “Một trong những vấn đề chính là Watkin đã qua đời vào năm 1901. Ông ấy chính là động lực đằng sau dự án và sau sự ra đi đột ngột này, tất cả những gì còn lại là sự tính toán hợp lý về chi phí và lợi ích. Mọi người có thể đi đến phần đế tháp đã được xây dựng, nhưng nó không đủ cao để ngắm nhìn được toàn cảnh giống như khi đứng ở đỉnh Tháp Eiffel. Công viên Wembley không có đủ khách thăm quan để có thể chi trả cho việc hoàn thành tòa tháp”.

Cao nhất thị trấn

Một năm sau cái chết của Watkin, tòa tháp được tuyên bố là không an toàn và đã đóng cửa. Ngay sau đó, nó đã bị phá hủy bằng thuốc nổ. Tuy nhiên, khu vực thị trấn Wembley xung quanh vẫn tiếp tục phát triển như một khu công nghiệp và dân cư ở ngoại ô London.

Năm 1923, một sân vận động, sau này được gọi là Sân vận động Wembley ban đầu đã được xây dựng trên địa điểm cũ của tòa tháp. Việc phá dỡ nó để nhường chỗ cho Sân vận động Wembley hiện tại đã khai quật ra nền móng của tòa tháp. Đó là một lời nhắc nhở muộn màng về ước mơ dang dở của Watkin.

Đáng chú ý, tòa tháp Watkin vẫn sẽ là công trình cao nhất thủ đô London ngày nay, vượt qua cả tòa nhà chọc trời The Shard cao gần 49 mét. Nhưng nó có phải là một công trình mang tính biểu tượng như Tháp Eiffel? Có lẽ là không. Costelloe khẳng định: “Tòa tháp vẫn sẽ là một công trình rất lớn trên đường chân trời ở thị trấn Wembley, nhưng nó sẽ chỉ được nhìn thấy ở một số góc nhìn nhất định”.

“Không nằm ở trung tâm thủ đô London, tòa tháp này sẽ không bao giờ có được danh tiếng thống trị giống như Tháp Eiffel ở thủ đô Paris”.
DanQuyen.com (Theo daidoanket.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Huế (12-04-2024)
    Xuất hiện tin đồn một sao nữ đình đám bị nhà chồng hắt hủi, chính chủ vội lên tiếng! (13-03-2024)
    Á hậu Việt Nam 1988 Nguyễn Thu Mai qua đời (20-02-2024)
    Chân lý của đối xứng và cái đẹp (27-01-2024)
    3 cuộc hôn nhân của tài tử điển trai vừa được phong tặng NSND (11-12-2023)
    Học hàm học vị 'khủng' của 2 nghệ sĩ trẻ nhất sắp được phong NSND (06-12-2023)
    Thanh Lam, Xuân Bắc, Quế Trân bất ngờ có mặt trong danh sách phong tặng Nghệ sĩ Nhân dân (05-12-2023)
    Phong cách kiến trúc Đông Dương là gì? (15-11-2023)
    11 năm tự 'mất tích' khỏi Vbiz, nam vương đầu tiên của Việt Nam giờ ở đâu và làm nghề gì? (06-11-2023)
    Tạm thời cho hai diễn viên Nhà hát đương đại Việt Nam nghỉ việc sau vụ đánh ghen trước khách sạn (01-11-2023)
    Vương miện Miss Grand International 2023 thuộc về thí sinh đến từ Peru (26-10-2023)
    Thanh Hằng lần đầu lên tiếng trước tin đồn yêu đồng giới (24-10-2023)
    'Thuyền' Thùy Tiên - Quang Linh chính thức chìm sau câu nói này của nàng hậu? (26-09-2023)
    Lần đầu tiên Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức liên hoan phim quốc tế (20-09-2023)
    'Biểu tượng thời trang' Jane Birkin qua đời (16-07-2023)
    Nhà hát Hồ Gươm là một thiết chế văn hóa, điểm đến lý tưởng để thưởng thức nghệ thuật (09-07-2023)
    Bảo Thy say đắm bên chồng đại gia, chia sẻ bí quyết để hạnh phúc (29-06-2023)
    Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng và Bùi Lan Hương yêu 'giấu' suốt 3 năm (20-06-2023)
    Hoa hậu Du lịch châu Á hài lòng với cuộc sống đơn giản (08-06-2023)
    NSƯT Kim Tử Long nói về hôn nhân viên mãn với bà xã Trinh Trinh (06-06-2023)

Các bài viết cũ:
    Xòe Thái trở thành di sản thế giới (16-12-2021)
    Nghệ sĩ Kim Thủy qua đời sau khi mắc Covid-19 (02-11-2021)
    Hãng thông tấn Pháp đưa tin về nữ nghệ sĩ sáng tác tranh vải Việt Nam (17-10-2021)
    Nghệ sĩ Lâm Hùng qua đời trong nghèo túng, đồng nghiệp kêu gọi lo hậu sự (25-09-2021)
    Nữ ca sĩ Vương Mẫn Nam qua đời ở tuổi 21 (04-08-2021)
    Nữ ca sĩ Vu Huệ Mẫn qua đời (30-07-2021)
    Bộ sưu tập nghệ thuật của cố Chủ tịch Samsung đã sẵn sàng để ra mắt công chúng (20-07-2021)
    Mỹ thuật Việt vừa mất hai họa sĩ lớn (16-07-2021)
    Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm qua đời (20-04-2021)
    Có một dòng sông (01-04-2020)
    Góc bếp một cụ bà lộ ra bức tranh thời trung cổ giá 24 triệu euro (28-10-2019)
    Romeo Beckham tết tóc giống bố (24-10-2019)
    Cầu Sừng Vàng - thiết kế vượt thời gian của Leonardo da Vinci (21-10-2019)
    Trần Lực: Nghệ sĩ tài năng đâu cần 'vào viên chức' (18-09-2019)
    Nàng Isleworth Mona Lisa giống kinh ngạc với nàng Mona Lisa (07-09-2019)
    Phát hành 60.000 bản Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh với diện mạo mới (10-08-2019)
    Vĩnh biệt 'đại lão thi - họa sĩ' Phan Vũ: Một đời mê mải tìm cái đẹp (19-07-2019)
    Bức họa Dorian Gray: ma quái, lãng mạn và đầy ám ảnh (09-04-2019)
    Ngắm Paris đen và trắng trong triển lãm của nhiếp ảnh gia Phạm Tuấn Ngọc (14-03-2019)
    Vì sao tranh mỹ thuật đắt thế? (21-11-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152782205.